Tái chế là gì? rất nhiều người thắc mắc ý nghĩa của từ tái chế. Tái chế những vật dụng ít sử dụng hoặc không sử dụng đến nữa mang lại nhiều lợi ích trong đời sống và sinh hoạt, giúp chúng ta tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Vậy trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm Tái chế là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Tái chế là gì? Tại sao phải tái chế rác?
Hiện nay, môi trường đang bị đe dọa vì lượng rác thải được thải ra ngày càng nhiều. Trong đó, chiếm đa số là rác thải sinh hoạt và tiếp theo là rác thải nhựa. Vì vậy, cần có những biện pháp thực tế để giảm bớt tình trạng ô nhiễm rác thải. Một trong những biện pháp đi đầu là tái chế. Vậy tái chế có nghĩa là gì? Tại sao phải tái chế rác? Tái chế rác thải nhựa
1.1 Tái chế là gì?
Tái có ý nghĩa là sử dụng lại rác thải hoặc phế liệu. Chế là thông qua một số quá trình chế biến những rác thải hoặc phế liệu đó thành một vật liệu mới có ứng dụng khác để phục vụ đời sống sinh hoạt hay sản xuất của con người. Từ đó có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Có thể thấy được rằng tái chế là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường, hạn chế lượng rác thải. Đồng thời còn có thể tạo ra nhiều sản phẩm mới, tiết kiệm nguồn vật liệu.
1.2 Tại sao phải tái chế rác?
Tái chế rác thải nhằm giảm bớt rác thải gây nguy hại cho môi trường, đảm bảo đời sống, sức khỏe của con người cũng như động – thực vật xung quanh. Việc tái chế các rác thải hay phế liệu giúp chế tạo ra nhiều sản phẩm mới giúp ích cho đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tái sử dụng rác thải không chỉ giúp tiết kiệm việc mua sản phẩm mới mà còn giúp giảm bớt chi phí xử lý, dọn dẹp môi trường.
Ngoài ra, tái chế rác còn hạn chế việc đốt, chôn khí thải trong môi trường. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là giảm được lượng khí độc như CO2 gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự sống không chỉ con người mà cả sinh vật.
2. Tổng hợp những loại vật liệu có thể tái chế được
Một số loại vật liệu thường gặp xung quanh chúng ta tái chế được có thể kể đến như:
2.1 Giấy, bìa cứng
Tái chế giấy, bìa cứng là quy trình tái chế giấy, bìa cứng cũ đã qua sử dụng để tạo ra các loại giấy mới. Việc tái chế giấy giúp tiết kiệm tài nguyên, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra nhiều sản phẩm mới có thể sử dụng để phục vụ đời sống con người.
2.2 Tái chế giấy, bìa cứng
Việc tái chế giấy, bìa cứng có ý nghĩa rất thiết thực, có thể kể đến như:
- Hạn chế việc khai thác rừng, khai thác gỗ
- Giảm lượng khí thải độc CO2 trong môi trường
- Tiết kiệm năng lượng
2.3 Đồ nhựa
Các vật dụng bằng nhựa khi không còn sử dụng có thể được thu gom và tái chế thành các vật dụng hữu ích khác. Sau khi thu gom về, các loại rác thải nhựa, hộp nhựa, chai nhựa sẽ được phân loại, rửa sạch, sau đó trải qua quá trình nung chảy và ép khuôn để tạo ra các sản phẩm nhựa mới.
2.4 Tái chế chai nhựa cũ
Nhựa được tái chế góp phần tiết kiệm vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường sống, từ đó có thể giảm thiểu ô nhiễm gây hiệu ứng nhà kính. Những hình thức thu mua nhựa phế liệu góp một phần nhỏ giúp bảo vệ môi trường.
3. Thủy tinh
Thủy tinh được làm từ các vật liệu chính như cát và đá vôi nên chúng rất ít chịu ảnh hưởng và tương tác hóa học với các chất xung quanh. Chính vì thế thủy tinh có thể được tái sử dụng nhiều lần mà chất lượng không bị thay đổi nhiều.
3.1 Thủy tinh tái chế
Việc sử dụng các sản phẩm được tái chế từ thủy tinh giúp hạn chế nguy hiểm trong quá trình xử lý rác thải và tiết kiệm chi phí. Khi tái chế thủy tinh, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
- Phân loại màu thủy tinh: thủy tinh có nhiều màu sắc khác nhau nên cần được phân loại để phù hợp với các công thức sản xuất khác nhau.
- Khi tái chế thủy tinh cần cẩn thận, đeo bao tay trang bị để tránh tình trạng miếng vỡ thủy tinh đâm vào tay.
3.2 Vật dụng kim loại
Việc vứt bỏ vật dụng kim loại ra môi trường gây nguy hiểm và lãng phí rất lớn. Kim loại bị rỉ sét vứt ra ngoài có thể gây ô nhiễm môi trường đất. Việc tái chế vật dụng kim loại có thể giảm thiểu tối đa tác hại của nó tới môi trường cũng như sức khỏe con người.
Tái chế vật dụng kim loại giảm thiểu tối đa tác hại tới môi trường cũng như sức khỏe con người
Hiện nay, rất nhiều công ty thu gom vật liệu kim loại cũ, hỏng để tái chế ra nhiều sản phẩm khác nhau, giúp ích cho đời sống hàng ngày như nồi niêu, chậu, thậm chí có thể tái chế thành những bộ phận của xe máy, xe đạp,…
4. Một số cách tái chế rác siêu đơn giản tại nhà
Chúng ta có thể tận dụng những vật dụng không còn sử dụng được để tái chế thành các đồ vật hữu dụng khác. Nhựa Đông Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc các cách tái chế rác tại nhà siêu đơn giản sau đây.
4.1 Vỏ chai nhựa
Vỏ chai nhựa không còn sử dụng nữa có thể được dùng làm thành hộp đựng bút, chậu trồng cây, đồ chơi cho trẻ em,… Dưới đây là hướng dẫn các bước giúp các bạn có thể tự tái chế vỏ chai nhựa thành chậu đựng cây cảnh đơn giản tại nhà.
Bước 1: Đầu tiên, chọn chai nhựa 1,5l cũ, dùng dao rọc giấy cắt chai nhựa làm đôi.
Bước 2: Dùng bút màu để trang trí theo ý bản thân.
Bước 3: Sử dụng sơn màu để sơn cho chai nhựa theo ý thích.
Bước 4: Cho đất và hạt mầm vào chậu rồi chăm sóc mỗi ngày.
4.2 Sử dụng rác thải nhựa tái chế thành chậu cây
Cách tái chế rác chai lọ thủy tinh có nhiều cách tái chế thủy tinh thành các vật phẩm khác nhau. Có thể tái chế lọ thủy tinh cũ thành bể đựng cá, lọ hoa, chai xịt thủy tinh,… dễ dàng tại nhà
Dưới đây là các bước hướng dẫn làm lọ hoa bằng thủy tinh tái chế
Bước 1: Trước tiên, bạn cần vệ sinh lọ thủy tinh cũ bằng nước thật sạch.
Bước 2: Bạn có thể sử dụng sơn để quét lên lọ thủy tinh, thay đổi màu sắc cho lọ hoặc dùng hình dán, ruy băng để trang trí.
Bước 4: Sử dụng bông hoa giả hoặc hoa thật và cắm vào lọ thủy tinh. Có thể để bàn hoặc treo lên tường để dễ nhìn và tiết kiệm không gian.
4.3 Ống hút nhựa
Ống hút nhựa hiện được sử dụng nhiều và phổ biến. Tuy nhiên ống hút nhựa chỉ có thể sử dụng một lần nên khi dùng xong mọi người thường vứt đi và làm gia tăng lượng rác thải. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng ống hút nhựa tái chế thành những bông hoa xinh đẹp dùng để trang trí bàn học, phòng khách,…
Bước 1: Cắt ống hút thành 12 đoạn bằng nhau, mỗi cái có chiều dài khoảng 8cm để làm bông hoa lớn. Nếu làm bông hoa nhỏ hơn thì cần 8 đoạn với chiều dài 5cm. Các bạn có thể làm các kích thước khác nhau tùy vào sở thích của bản thân.
Bước 2: Dùng kim nối các đoạn ống hút lại với nhau tạo thành hình bông hoa
Bước 3: Thắt chặt trung điểm của các ống hút. Sau đó cột chỉ lại để tạo thành một bông hoa. Có thể dụng dụng hoạt cườm dán ở giữa để thành nhụy hoa.
4.4 Cách làm các sản phẩm tái chế từ lốp xe
Lốp xe hỏng có thể tái chế thành nhiều vật phẩm khác nhau. Đặc biệt phải kể đến xích đu bằng lốp xe. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm xích đu từ lốp xe tái chế. Đây cũng là trò chơi mà trẻ em rất thích.
Bước 1: Lựa chọn lốp xe cũ nhưng phải đảm bảo được độ chắc chắn và an toàn.
Bước 2: Vệ sinh lốp xe thật sạch sẽ để dễ trang trí.
Bước 3: Sử dụng sơn để trang trí hình vẽ khác nhau lên lốp xe. Rồi sau đó sơn nền cho lốp xe.
Bước 4: Lựa chọn dây thừng chắc chắn, đảm bảo được sức nặng của người sử dụng xích đu và treo lên cây hoặc giá đỡ.
Bước 5: Khoan lỗ trên lốp xe và lấy dây thừng đã treo buộc thật chặt.
Như vậy, với các bước trên, chúng ta dễ dàng có một chiếc xích đu được tái chế từ lốp xe vô cùng tiện ích làm trò vui chơi cho trẻ em.
Từ những chia sẻ trên, mong rằng các bạn sẽ có cái nhìn mới về sản phẩm tái chế cũng như biết được Tai che la gi?. Từ đó sử dụng các vật phẩm cũ có thể tái chế thành những sản phẩm giúp ích cho cuộc sống, vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường